Trong thời đại internet bùng nổ, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí lớn cho việc đầu tư, bảo trì và vận hành máy chủ. Máy chủ vật lý là một máy chủ với cấu hình cao đóng vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Server vật lý dùng để làm trung tâm kết nối các máy lại với nhau trong cùng một công ty, tổ chức, cơ quan,… Bài viết này sẽ cho bạn biết Máy chủ vật lý là gì và lợi ích của nó mang lại. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Máy chủ (Server) vật lý là gì?
Máy chủ vật lý hay còn gọi tắt là server vật lý, Dedicated Server, máy chủ chuyên dụng được kết nối Internet, hoặc một mạng máy tính, có IP tĩnh, hiệu suất xử lý cao dành riêng cho một tác vụ cụ thể. Chẳng hạn như lưu trữ ứng dụng hoặc trang web chuyên sâu về tài nguyên. Server vật lý có thể có nhiều hình thức khác nhau.
Với một Máy chủ vật lý, Server có vai trò như một máy tính thông thường được bảo lưu trên mạng với những tính năng về cấu hình cho ứng dụng hoặc trang web của bạn. Tuy được coi như là một máy tính, nhưng Server vật lý có nhiều tính năng vượt trội hơn với khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu gấp nhiều lần so với một máy tính thông thường.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay, thì nhu cầu kết nối dữ liệu và lưu trữ ngày càng cao. Một máy tính thông thường không thể đáp ứng hết được các mong muốn mà doanh nghiệp yêu cầu, chính vì vậy mà Máy chủ vật lý ra đời. Đó là giải pháp lưu trữ hoàn hảo cho tất cả doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Máy chủ vật lý sử dụng hệ điều hành riêng biệt, tạo không gian lưu trữ dữ liệu và giúp doanh nghiệp vận hành website cách hiệu quả.
Nên chọn Server in-house hay off-site?
Đến đây chắc hắn bạn đã hiểu được Máy chủ vật lý là gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt ta nên lựa chọn một Server In-house hay off-site trong phần dưới đây.
Server In-house
Trong vài trường hợp, Server vật lý có thể in-house. Tức là nằm ở ngay tại nơi kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, đối với phương pháp này có cả điểm cộng và điểm trừ mà bạn cần tìm hiểu kỹ.
Đối với Server in-house, người dùng dễ dàng kiểm soát vật lý được hoàn toàn phần cứng và người truy cập website của mình. Điều này cực kỳ hữu ích cho các công ty yêu cầu bảo mật của một mạng máy tính khép kín hoặc một private cloud.
Các biện pháp bảo mật cũng thường nghiêm ngặt hơn so với các máy cho công ty cần website hosting. Các công ty liên quan đến dữ liệu tài chính, hồ sơ y tế,… thường sẽ lựa chọn phương pháp này.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là việc bảo trì và khả năng mở rộng. Đặc biệt là đối với các máy tự quản lý. Nếu chọn cách này, bạn phải thường xuyên cập nhật phần cứng và phần mềm. Do đó sẽ tốn thời gian, tài nguyên và chi phí khá lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thuê nhân viên bảo trì từ bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng cần một phòng Server riêng biệt có điều kiện thích hợp: hệ thống điện, internet, điều hoà… và có thể kiểm soát được truy cập, backup dữ liệu,…
Trong trường hợp xấu có vấn đề với dữ liệu hoặc cần bảo trì, bạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp để xử lý downtime. Nếu doanh nghiệp yêu cầu Server hoạt động 24/7, bạn sẽ cần phát triển một kế hoạch nhằm đảm bảo các ứng dụng hoặc trang web vẫn chạy tốt khi Server chính gặp lỗi.
Server off-site
Đối với phương án sử dụng Server off-site sẽ cung cấp cho bạn một Máy chủ vật lý, website của bạn sẽ được đặt trên Server nằm ngoài công ty. Thường thì chúng sẽ nằm ở trung tâm dữ liệu (Data Center) của các công ty web hosting. Các công ty có nhu cầu thường thuê các Server vật lý từ các công ty cung cấp dịch vụ hosting, sau đó các công ty này sẽ xử lý mọi quá trình backup, dự phòng, bảo trì và nâng cấp và bạn không cần lo lắng về việc website của mình xảy ra lỗi, mất dữ liệu,…
Với Server off-site bạn có thể nhận được những ưu điểm sau: không cần phần cứng tại chỗ, không mất chi phí vốn mua máy móc, thiết bị, dữ liệu tự động sao lưu từ mọi vị trí, mọi thiết bị, dữ liệu được sao lưu trên đám mây, giảm thiểu tốn thất trong các tình huống xấu,…
Lời kết cho việc nên chọn Server in-house hay off-site? Câu trả lời của chính là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu website của bạn cần được hoạt động an toàn, mượt mà, ít gặp phải sự cố và muốn tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng Server off-site cho doanh nghiệp của mình.
Server vật lý cho một nhà cung cấp SaaS
Một mô hình kinh doanh khác thường sử dụng Server vật lý là các nhà cung cấp Software-as-a-Service (Saas). Bằng cách sử dụng Server vật lý làm cơ sở hạ tầng, cung cấp các sản phẩm SaaS. Các công ty khi đó có thể tập trung vào phần mềm hơn. Thay vì phải lo lắng về vấn đề cơ sở hạ tầng.
Website của SaaS thường cần được hoạt động 24/7, nên độ tin cậy và chắc chắn rất quan trọng. Bằng cách thuê các loại Server từ các công ty kinh doanh cung cấp phần cứng chuyên dụng, các nhà cung cấp SaaS sẽ có được sự tin tưởng. Họ cho phép nhà cung cấp giải quyết bất kỳ vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng nào. Thường những công ty cho thuê hosting này, có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ mọi sự cố 24/7, bạn có thể nhận được giúp đỡ bất cứ thời gian nào. Nhiều công ty SaaS cung cấp các bản sao lưu, hỗ trợ và quản lý Server. Do các Server vật lý có thể được thuê hay vì được mua hoàn toàn. Nên tùy chọn này là tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các nhà cung cấp SaaS cũng cảm thấy sử dụng tài nguyên cloud là hữu ích. Các quản trị viên thường sử dụng cloud để kiểm tra các ứng dụng. Sau đó có thể phát triển phần mềm và kiểm soát chất lượng trước khi chuyển các ứng dụng và trang web sang Server vật lý.