Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS), là 1 loại máy chủ được thiết lập trên nền tản ảo hoá, từ 1 hoặc nhiều máy chủ, sử dụng phần mềm ảo hoá để tạo ra (VMWare, KVM, XEN, …).
Khái niệm máy chủ ảo là gì và sử dụng máy chủ ảo như thế nào có thể không quen thuộc với những người đã quen với cơ sở hạ tầng truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng ảo hóa đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thế giới công nghệ. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhanh về server ảo là gì và bối cảnh hình thành server ảo là gì nhé.
Máy chủ ảo là gì?
Tại sao lại gọi là máy chủ ảo? Máy chủ vật lý thông thường chỉ có thể hoạt động trên 1 hệ điều hành (Windows, Linux, hoặc iOS). Vì vậy nếu 1 công ty, tổ chức muốn sử dụng 2 hoặc 3 nền tảng khác nhau, bắt buộc phải sử dụng những máy chủ với hệ điều hành phù hợp. Để tận dụng tối đa công suất của máy chủ, công nghệ ảo hoá ra đời. Giờ đây, bạn chỉ cần 1 máy chủ đủ mạnh là có thể tạo ra các máy chủ ảo với các hệ điều hành khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Để tạo ra hiệu quả mong muốn, một máy chủ chuyên dụng vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo nhờ sử dụng phần mềm ảo hoá. Một trung tâm dữ liệu với nhiều máy chủ vật lý tiêu tốn rất nhiều năng lượng và có thể tốn kém chi phí để bảo trì. Khi một máy chủ vật lý được chuyển đổi thành nhiều máy chủ ảo, điện năng được sử dụng hiệu quả hơn và mỗi máy chủ sau đó có thể chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng. Đó chính xác là câu trả lời cho câu hỏi triết lý hình thành server ảo là gì mà chúng ta đã để cập ở bên trên.
Sự khác nhau của các loại Máy chủ ảo là gì?
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ ảo hoá, mỗi phần mềm có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
+ Ảo hóa tập trung vào hệ điều hành. Điều này có nghĩa là hệ điều hành của máy tính để bàn được chuyển sang môi trường ảo và được lưu trữ trên máy chủ. Hệ điều hành bao gồm một phiên bản trên máy chủ vật lý và các bản sao của nó cho mỗi máy chủ ảo được cung cấp cho những người dùng khác nhau.
+ Ảo hóa máy chủ, di chuyển toàn bộ máy chủ vật lý vào môi trường ảo. Không chỉ là hệ điều hành, phương pháp ảo hóa này có thể mô phỏng một máy chủ vật lý và giúp giảm số lượng máy chủ cần được sử dụng. Máy chủ ảo cũng có thể được sử dụng để lưu trữ hoặc kết hợp nhiều phần cứng vật lý vào một môi trường lưu trữ ảo hóa duy nhất. Ảo hóa này còn được gọi là lưu trữ đám mây và có thể là công khai, riêng tư hoặc kết hợp cả hai (hybrid).
+ Ảo hóa phần cứng, làm cho các thành phần của một máy thực trở nên ảo. Nó hoạt động như một cỗ máy thực sự và thường là một máy tính có hệ điều hành. Phần mềm vẫn còn trên máy vật lý và được tách biệt khỏi tài nguyên phần cứng.
Đến đây thì hẳn bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa các loại server ảo là gì rồi. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì nó quá phức tạp. Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại server ảo là gì này giúp bạn có thêm kiến thức mà thôi. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể thuê trọn gói dịch vụ máy chủ ảo từ nhà cung cấp nếu muốn.
Một số phần mềm ảo hoá nổi tiếng hiện nay:
- VMWare
- Windows
- XEN Server
- KVM